Con đường Tơ Lụa là một hệ thống mạng lưới các tuyến đường thương mại lâu đời nối liền phương Đông và phương Tây. Vậy bạn đã rõ vì sao lại gọi là con đường tơ lụa? Con đường tơ lụa đi qua những quốc gia nào? Con đường tơ lụa có ý nghĩa gì? Cùng Đông Nam Á Education khám phá chi tiết về con đường Tơ Lụa trong bài viết sau đây.
Con đường tơ lụa là gì?
Con Đường Tơ Lụa hay còn gọi là 丝绸之路 /sīchóu zhī lù/ trong tiếng Trung; là Ti trù chi lộ trong tiếng Hán Việt; hay là Silk Route trong tiếng Anh là một hệ thống mạng lưới các tuyến đường thông thương nổi tiếng hàng nghìn năm nối liền giữa phương Đông và phương Tây.
-
Con đường tơ lụa đi qua các quốc gia nào?
Con đường tơ lụa được bắt đầu từ Trường An (nay là Tây An – Trung Quốc) bắt đầu vượt ngang qua Châu Á, đi qua các quốc gia như: Mông Cổ, Ấn Độ, Afghanistan, Kazakhstan, Iran, Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ rồi Hy Lạp cùng các vùng xung quanh Địa Trung Hải, cuối cùng đến thành La Mã và đến tận toàn châu Âu. Con đường tơ lụa cũng đi đến cả Triều Tiên và Nhật Bản, thậm chí còn đi qua 2 miền Bắc-Nam, Việt Nam. Con đường thông thương có chiều dài khoảng 4.000 dặm, gần 6.500 km không đơn thuần chỉ là cầu nối kinh tế, huyết mạch thông thương giữa phương Đông và phương Tây của các “thương nhân lạc đà” mà còn là một hành trình văn hóa, tôn giáo đa dạng gắn liền với hàng ngàn câu chuyện truyền thuyết xa xưa.
-
Vì sao lại gọi là con đường tơ lụa?
Con đường thông thương Đông Tây được khởi nguồn từ những thương nhân Trung Quốc. Các thương nhân Trung Hoa mang rất nhiều mặt hàng nội địa tập kết tại Trường An sau đó đi giao thương với các nước. Trong số các mặt hàng đó, có tơ lụa. Tơ lụa là loại vải quý giá lúc bấy giờ và chỉ dành cho vua chúa và quý tộc. Thời kỳ đó tơ lụa là mặt hàng độc quyền chỉ Trung Quốc mới có thể sản xuất. Khi các thương nhân Trung Quốc mang tơ lụa đi giao thương đã được những bậc đế vương, quý tộc của đế chế La Mã hay nữ hoàng, vua chúa Ai Cập cực kỳ yêu thích và mang lại lợi nhuận khổng lồ cho các thương nhân. Dần dần tơ lụa thành mặt hàng chính, trở thành hàng hóa được vận chuyển nhiều nhất, đày ắp trên lưng những chú lạc đà. Từ đó, cái tên Con đường tơ lụa được hình thành.
Lịch sử hình thành và phát triển con đường Tơ Lụa
-
Tơ lụa
Hơn 5.000 năm trước, truyền thuyết kể rằng Hoàng hậu 嫘祖 Leizu (Luy Tổ) khi đang uống trà dưới gốc cây dâu tằm thì một chiếc kén đã rơi vào cốc của bà và bắt đầu bung ra. Bị mê hoặc bởi sợi tơ lấp lánh được bung ra đó, bà bắt đầu thử nghiệm các cách nuôi tằm và chiết xuất những sợi tơ quý giá của chúng. Từ đó Trung Quốc đã phát hiện và tìm ra cách trồng dâu nuôi tằm, lấy kén ươm tơ, dệt lụa sớm nhất thế giới. Thời kỳ đó tơ lụa là mặt hàng quý giá và chỉ dành cho vua chúa và quý tộc lúc bấy giờ.
-
Quá trình hình thành và phát triển của con đường thông thương Đông – Tây
Thế kỷ 2-TCN, được lệnh từ Hán Vũ Đế, Trương Khiên đi về phía Tây tìm kiếm người Nguyệt Chi nhằm kết đồng minh để cùng chống lại quân Hung Nô lúc bấy giờ. Trải qua mười mấy năm gian khổ, Trương Khiên cũng đã tìm được người Nguyệt Chi (ở miền Bắc Ấn Độ ngày nay). Tuy nhiên việc kết minh không thành nhưng trên đường về ông cùng tùy tùng đã mang theo nhiều sản vật của các nước trở về. Cùng với đó, dựa vào những kiến thức và thông tin thu được, ông đã viết cuốn sách “Triều dã kim tài“, trong đó đề cập đến những nơi ông đã từng đi qua, vị trí địa lý, phong tục tập quán, sản vật, hàng hóa và đặc biệt là tiềm năng giao thương. Triều dã kim tài đã thúc đẩy mạnh các thương gia Trung Hoa mở ra con đường giao thương với các nước khác. Sau đó Con đường tơ lụa dần được hình thành và phát triển. Tuy nhiên đến Thế kỷ thứ 3-SCN, con đường tơ lụa bị đình lại sau khi nhà Hán suy vong.
Năm 610, hoàng đế thứ hai của nhà Tùy là Tùy Dạng Đế sau khi thôn tính Thổ Dục Hồn, đã mời quân chủ và đại thần của 27 nước Tây Vực đến dự yến để phô trương sự giàu có của nhà Tùy với các nước Tây Vực. Ngay sau khi chứng kiến sự giàu có của nhà Tùy, người Tây Vực càng thúc đẩy mậu dịch, từ đó con đường tơ lụa được mở lại sau hơn ba trăm năm bị đóng. Con đường tơ lụa phát triển và thịnh vượng qua thời kỳ nhà Tùy, nhà Đường và nhà Nguyên.
Đến giữ thời nhà Minh, Con đường tơ lụa đã bị khống chế. Triều đình bắt mọi người phải nộp thuế rất cao, cùng với đó là chủ trương bế quan tọa cảng (cả trên bộ lẫn trên biển) khiến cho những thương gia nước ngoài gặp khó khăn và buộc phải ngừng giao thương với Trung Hoa. Bên cạnh đó với sự phát triển mạnh mẽ của giao thông đường biển cùng với việc người Ba Tư (Iran ngày nay) đã học được cách làm tơ lụa của người Hoa, dần dà con đường tơ lụa (trên bộ) dần dần biến mất.
-
Con đường tơ lụa mang lại ý nghĩa gì?
“Con đường tơ lụa” được mở từ thời Tây Hán, hoàn thành vào thời nhà Đường và được sử dụng trong suốt 17 thế kỷ. Sau này, do đường biển phát triển, bớt gian khổ, nguy hiểm nên tuyến đường bộ qua Đông và Tây này ngày càng ít được khai thác. Nhờ hoạt động buôn bán của “Con đường tơ lụa”, quá trình trao đổi tinh hoa văn hóa và kinh tế giữa Trung Quốc và các nước phương Tây cũng được thúc đẩy. Đầu tiên là tơ lụa, cho đến thế kỷ thứ 4, khi kỹ thuật trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa được truyền bá sang các nước Trung Á và Tây Âu; Cùng với các mặt hàng mỹ nghệ khác, những phát minh khoa học như in ấn, làm giấy, thuốc súng, luyện thép… của Trung Quốc cũng tiếp tục lan rộng qua “Con đường tơ lụa” sang phương Tây. Đồng thời, các sản phẩm Trung Tây Á như Bồ Đào Nha (Nho), Thạch Lựu (lựu), Nhạc Dao (điều), Chi Mã (gai), Ba Thái, Mục Túc (hai giống rau),… có sẵn. Theo tuyến đường này, nó tiếp tục chảy vào Trung Quốc. Tất cả các loại hình nghệ thuật: hội họa, điêu khắc, âm nhạc, khiêu vũ… qua đó cũng ảnh hưởng lẫn nhau rất sâu sắc. Vào thời Sơ Đường (624 – 649), Đường Huyền Trang cũng đi theo “Con đường tơ lụa” qua nhiều nước Tây Vực, hành hương về xứ Phật, Ấn Độ. Trong khi nhiều nhà truyền giáo phương Tây cũng đi theo, mang giáo lý của nhiều tôn giáo khác nhau đến Trung Quốc. Nhà Đường là thời kỳ phát triển cao của thơ ca Trung Quốc.
Phương Tây là chủ đề sống động, giàu cảm xúc của nhiều nhà thơ đương thời. Hầu hết các nhà thơ đều trực tiếp nhìn thấy cảnh sống và chiến tranh, nỗi buồn và cái chết ở những nơi dọc theo “Con đường tơ lụa” và đã sáng tác rất nhiều bài thơ. Giá trị được gọi là “Thơ thực sự”. Trong văn học lịch sử Trung Quốc, những nhà thơ này còn được tách thành một trường phái lớn gọi là “Biên Cai trường”, tiêu biểu là Sầm Thâm, Tào Thích, Vương Xương Linh, Lý Ích, Trần Đạo,…. Vào thời nhà Nguyên Mông Cổ (khoảng Năm 1218 – 1242 sau Công nguyên), Thành Cát Tư Hãn và con cháu (con trưởng Thuật Xích và con thứ Oa Khoát Đài) cũng đi theo Con đường tơ lụa chinh phục nhiều nước châu Âu và uy hiếp toàn thế giới.
Như vậy, “Con đường tơ lụa” được mở ra từ lợi nhuận của giới thương nhân nhưng được hoàn thiện với vai trò lịch sử quan trọng về kinh tế, văn hóa, tôn giáo, chính trị ngoại giao và chiến lược. Nó là huyết mạch của sự trao đổi văn hóa giữa Đông và Tây trong hơn 17 thế kỷ, khi nhân loại chưa có đường biển và đường hàng không.
Con đường Tơ Lụa hiện tại
Năm 2013, Trung Quốc công bố kế hoạch hồi sinh Con đường tơ lụa, kết nối hơn 60 quốc gia ở châu Á, châu Âu, châu Phi và Trung Đông. Đây còn được gọi là “Sáng kiến Vành đai và Con đường” (OBRO), nó đi qua nhiều tuyến đường bộ và đường biển nối Trung Quốc với Trung Á, Đông Âu và Tây Âu, trong khi Con đường tơ lụa trên biển nối bờ biển phía Nam Trung Quốc với Địa Trung Hải, Châu Phi, Đông Nam Á và Trung Á. Trung Quốc coi động thái mới là giải pháp quan trọng để cải thiện tăng trưởng trong nước, coi đây là cách mở ra thị trường thương mại mới cho hàng hóa Trung Quốc, giúp nước này có con đường xuất khẩu nguyên liệu, hàng hóa rẻ nhất và dễ dàng nhất. Trung Quốc đã vượt qua nhiều cột mốc quan trọng trong sáng kiến OBOR, trong đó có việc ký kết hàng trăm thỏa thuận kể từ năm 2016. Vào tháng 1 năm 2017, một tuyến đường sắt mới sử dụng tàu chở hàng mang tên East Wind đã được đưa vào sử dụng từ Bắc Kinh đến London dọc theo tuyến đường lịch sử, đi qua eo biển Manche để đến được Luân Đôn. Cuộc hành trình kéo dài từ 16 đến 18 ngày, di chuyển gần 7.500 dặm. Các tuyến OBOR quan trọng khác cũng đi từ Trung Quốc tới 14 thành phố lớn ở châu Âu.
Trên đây là đôi nét về con đường Tơ Lụa, hiện nay khi cơ sở hạ tầng giao thông hiện đại đã mang lại sức sống mới cho một số tuyến đường thuộc con đường Tơ Lụa trước đây. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu thêm về con đường dài hơn 6 ngàn km nối Trung Quốc và châu Âu nổi tiếng này.
Hình ảnh lớp học